Trúc Quân tử – Công dụng Ý nghĩa Cách trồng và Chăm sóc

Cây trúc quân tử là loài cây nằm trong bộ tứ bình (Tùng, Cúc, Trúc, Mai) đây chính là bốn loài cây đi vào quy phạm nghệ thuật truyền thống văn hóa Phương Đông. Cây trúc quân tử là hình ảnh tiêu biểu của những người quân tử. Hình ảnh của cây trúc mang lại trí tuệ, sự uyên bác thâm thúy, sự vững vàng chắc chắn khi gặp nghịch cảnh…

Giới thiệu chung về cây trúc quân tử

Thông tin chung về cây Trúc Quân Tử
Tên thường gọiCây Trúc Quân Tử
Tên tiếng anhBambusa multiplex
Loại câyPoaceae (Trúc đào)
Tuổi thọTừ 3-5 năm
Nguồn gốc xuất xứNepal và Trung Quốc
Nơi sốngVùng có khí hậu nhiệt đới

Đặc điểm cây trúc quân tử

Trúc quân tử thuộc họ tre trúc. Thân cây cao từ 1.5m-3m, thậm chí có thể cao tới 4.5m-5m. Chiều cao của cây trúc quân tử phụ thuộc vào môi trường sống. Nếu bạn trồng nó ở trong nhà (phục vụ mục đích làm cảnh), thì chiều cao lý tưởng chỉ dừng lại ở 2m. Nếu bạn trồng cây ở sân vườn (trên những vị trí thích hợp), chiều cao của nó có thể đạt tới 3m-4m.

Thân cây thanh mảnh, mọc thẳng, ít bị sâu bệnh. Cây có sức sống dẻo dai, phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Cây mọc theo bụi thưa, thân cây có dạng ống tròn (tương đối nhỏ), có màu vàng tươi. Từ thân cây mọc ra các cành, nhánh mềm và cong.

Lá cây trúc quân tử khá đặc biệt, có dạng dải, không có cuống, đầu lá nhọn.

Cây trúc quân tử có hoa. Hoa mọc theo cụm (mỗi cụm có nhiều bông). Trên 1 cây có cả hoa đực và hoa cái. Mỗi năm cây chỉ ra hoa 1 lần duy nhất.

Cây trúc quân tử
Cây trúc quân tử

Công dụng của cây trúc quân tử

Trúc Quân Tử với ý nghĩa sâu sắc, có hình dáng mảnh mai, màu sắc đẹp lại dễ trồng và dễ chăm nên rất được yêu thích trong trang trí cảnh quan, có thể được sử dụng làm cây nội thất trong nhà, cây để trồng cho các cảnh quan, công trình. Đặc biệt đối với các bản thiết kế sân vườn thì việc lựa chọn trúc quân tử để trồng nền để che đi những khoảng trống như tường, hàng rào sẽ rất phù hợp.

  • Trúc được trồng thành hàng rào tạo thành tấm mành thiên nhiên xanh mát, rực rỡ che đi các bờ tường thô kệch, xấu xí đem đến một không gian trong lành, thanh bình và mát mẻ.
  • Cây trúc quân tử được trồng làm hàng rào xanh trong các khuôn viên sân vườn biệt thự , quán cà phê, nhà hàng, khách sạn tạo vẻ đẹp sang trọng và lãng mạn.
  • Cây còn được trồng vào các chậu để ngoài sảnh tạo màu xanh và vượng khí cho ngôi nhà.
  • Trúc quân tử được trồng ở ban công, cầu thang, khu vực giếng trời và cả sân thượng.

Dưới gốc trúc quân tử người ta thường trồng xen kẽ các loại cây thảm nền thân thảo: rau má cảnh, cỏ lạc cảnh, dương xỉ… che phủ phần đất lộ ra tạo sự mềm mại và đáng yêu cho hàng rào.

Trúc quân tử làm hàng rào sân vườn
Trúc quân tử làm hàng rào sân vườn

Xem thêm: 15 cây cảnh trồng trong nhà dễ sống, dễ chăm sóc

Ý nghĩa phong thủy của cây trúc quân tử

Từ xa xưa đến nay, cây trúc quân tử luôn được xem là biểu tượng của cái đẹp. Nó nằm trong bộ tứ Tùng, cúc, trúc, mai. Cây đại diện cho chính nghĩa, đúng như cái tên của nó “quân tử”.

Ý nghĩa của cây trúc quân tử không giống như “dáng vẻ yểu điệu” của nó. Nhiều người suy nghĩ rằng, giống cây này tượng trưng cho người phụ nữ thì hợp lý hơn: yểu điệu, thướt tha, mềm mại. Thực chất không phải vậy, cây trúc quân tử ẩn chứa vẻ đẹp của trí tuệ đó là: sự uyên thâm, suy nghĩ linh hoạt (mềm mỏng), và ý chí vững vàng trước mọi giông bão.

Theo triết học phương Đông, cây trúc quân tử tượng trưng cho người quân tử chính trực vì đặc tính mềm dẻo, chịu được bão tố phong ba mà không hề gãy đổ. Còn theo quan niệm về phong thủy thì đây là loại cây có tính tốt, thân thẳng, màu sắc tươi tắn, không quá rậm rạp, có thể làm giảm bớt điềm xấu, làm thông thoáng không gian, mang lại may mắn.

Trúc quân tử được trang trí phổ biến ở nhiều nơi, nó không yêu cầu bạn cầm tinh con gì hay mệnh gì. Đây hoàn toàn là sự thật. 100% khách hàng yêu thích cây trúc quân tử sau một thời gian chăm sóc nó. Mọi người đều cho rằng nó có tác dụng làm mát không gian sống, đem lại cảm giác thư thái và bình an cho gia chủ.

Hình ảnh cây Trúc Quân Tử
Cây trúc quân tử
[affegg id=407]

Cách trồng cây trúc quân tử

Nên trồng cây trúc quân tử vào mùa nào trong năm?

Cây trúc quân tử là cây dễ trồng, có thể trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch), cây nhanh hồi phục và phát triển mạnh.

Chọn đất trồng

– Cây trúc quân tử là cây có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước.

– Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp trồng cây trúc quân tử như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …

– Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. 

Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Xem thêm: 20+ mẫu cây hợp phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

Chọn giống cây

Trúc quân tử có thể nhân giống bằng 2 phương pháp: Gieo hạt và tách bụi, tuy nhiên thông thường nhân giống bằng cách tách bụi.

– Chọn bụi cây mẹ đang phát triển khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, tách cẩn thận 1 bụi gốc, nên chọn cụm đã có 2 – 3 cây con. Chú ý không làm tổn thương bộ rễ trong quá trình tách gốc.

– Khi tác bụi xong, tiến hành trồng cây ngay vào bầu đất ươm, đặt bầu ở nơi thoáng mái, tưới nước đều đặt mỗi ngày cho cây. Sau khoảng 2 – 3 tháng cây giống đã phát triển rễ và thân cây tốt thì có thể đem trồng tùy theo mục đích sử dụng.

Trồng cây trúc quân tử

– Tùy vào mục đích trồng chậu hay hàng rào. Cần chọn chậu hoặc đào rãnh phù hợp với bầu đất cây giống, không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Nếu trồng cây xuống vườn làm hàng rào, lối đi, thì nên đào hố với kích thước khoảng 50 x 40 x 45 cm là hợp lý.

– Đặt bầu giống nhẹ nhàng xuống hố, hoặc chậu cây, lấp 1/3 lớp đất xuống dùng tay nén chặt phần gốc để cố định cây, tiếp tục lấp đất cao hơn cổ gốc khoảng 15 cm.

– Sau khi trồng tiến hành tưới nước đẫm cho cây phát triển, có thể dùng vỏ trấu khô, mùn cưa, rơm rạ để ủ gốc để giữ độ ẩm lâu hơn cho cây.

Cách trồng cây Trúc Quân Tử
Cách trồng cây Trúc Quân Tử

Cách chăm sóc cây Trúc quân tử

Sau khi trồng cây, bạn cũng cần chú ý một chút trong quá trình chăm sóc để cây Trúc quân tử có thể phát triển theo đúng ý muốn. Dưới đây là một vài kinh nghiệm hữu ích cho bạn.

  • Tưới nước: là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, bạn cần chú ý mỗi khi tưới nước cho cây. Khi cây còn nhỏ thì bạn cần tưới hàng ngày, cây lớn hơn thì có thể tưới 2 ngày 1 lần. Mỗi khi tưới chỉ cần đủ để đất ẩm để tránh úng. Vào những thời điểm nắng nóng, thấy lá cây xoắn lại thì bạn nên tưới nhiều hơn một chút.
  • Dinh dưỡng: Trúc quân tử có sức sống khá tốt nên bạn không cần phải thường xuyên bón phân cho cây, chỉ cần đảm bảo tưới đủ nước. Nếu muốn cây sinh trưởng tốt, bạn có thể bón phân định kỳ cho cây 3 tháng 1 lần. Nên thay phiên bón phân vô cơ và hữu cơ để đa dạng môi trường sống.
  • Ánh sáng: bạn nên trồng cây ở các khu vực thoáng mát nhưng đảm bảo không tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Nếu trồng cây trong chậu để trong nhà thì nên mang cây ra phơi nắng sớm mỗi tuần 1 lần. Nếu trồng dạng tiểu cảnh thì nên trồng ở những nơi có ánh sáng, ví dụ như giếng trời.
  • Nhiệt độ: Trúc quân tử sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 – 28 độ C, dù vậy cây vẫn có thể chịu được thời tiết giá rét.
  • Tạo dáng: là cây mọc theo bụi, cành nhánh xum xuê nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa cây để tránh bụi cây quá rậm rạm. Vừa làm mất thẩm mỹ, vừa tạo điều kiện cho côn trùng, sâu bệnh phát triển.
  • Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên kiểm tra bụi cây để nhanh chóng phát hiện sâu bệnh. Khi phát hiện cần nhanh chóng loại bỏ các cành lá bị hư hỏng, đồng thời mua thuốc diệt trừ nấm, rệp để trị bệnh cho cây.
Cách chăm sóc cây Trúc Quân Tử
Cây trúc quân tử

Xanh Bonsai vừa giới thiệu cho các bạn về cây trúc quân tử cũng như là những ý nghĩa trong phong thủy và cách trồng cũng như là chăm sóc cây. Hy vọng với những thông tin trên sẽ bổ ích đối với bạn!

[affegg id=145]

Một số câu hỏi thường gặp:

Cây trúc quân tử hợp mệnh gì?

Tất cả mọi người đều có thể trồng được cây trúc quân tử vì nó không đòi hỏi bạn phải cầm tinh con gì hay là mệnh nào.

Ý nghĩa phong thủy của cây trúc quân tử là gì?

Theo triết học phương Đông, cây trúc quân tử tượng trưng cho người quân tử chính trực vì đặc tính mềm dẻo, chịu được bão tố phong ba mà không hề gãy đổ... Xem thêm

Bài viết liên quan

Cây xì gà
“Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ
Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền
Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả
Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay
Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự
Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất
Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất
Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *