Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất

Khi nào thì nên cải tạo đất trồng cây trong chậu? Và làm thế nào để có thể cải tạo đất trồng cây trong chậu hiệu quả nhất?

Đó là những câu hỏi thường trực đối với tất cả những anh em yêu cây cây cảnh, cây nội thất, cây trồng trong chậu.

Việc cải tạo đất trồng cây trong chậu, cây nội thất thực sự rất quan trọng để đảm bảo cây của bạn có thể phát triển tốt nhất.

Hãy cùng Xanh Bonsai tìm hiểu cách cải tạo đất đơn giản, hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện tượng thường gặp với đất trồng cây trong chậu

Những loại đất thường được dụng để trồng hoa, cây trong chậu, cây bonsai

Giá thể trộn sẵn (potting mix)

Loại này thường là giá thể được phối trộn giữa Xơ dừa – tro – trấu – phân bò – đá trân châu – 1 số loại khoáng chất khác.

Giá thể trộn sẵn rất phổ biến trên thị trường hiện nay, loại này có thể trồng cây được tổng hợp đảo trộn bởi nhiều thành phần đơn chất lại với nhau theo công thức nhất định.

Đặc điểm chung của loại giá thể này là nhẹ, thông thoáng, dễ đóng bao – vận chuyển; nhưng lại nhanh mất chất của giá thể nên cần bổ sung thêm dinh dưỡng thường xuyên. Những loại dinh dưỡng mà bạn nên bổ sung như: Phân trùn quế, phân bò, phân dê, …

Giá thể trộn sẵn rất phù hợp với những loại cây ngắn ngày, 1 vụ và không phù hợp cho trồng các loại cây cảnh, cây bon sai, cây ăn trái.

Đất trộn sẵn đóng bao (potting soil)

Đất trộn sẵn đóng bao và giá thể trộn sẵn cũng tương đối giống nhau, đất trộn sẵn thường có tỷ lệ đất tự nhiên nhất định, có thể chiếm 20% – 40% hoặc có thể cao hơn.

Tùy vào tỷ lệ đất tự nhiên có sẵn trong hỗn hợp bạn có thể chọn để trồng cho từng loại cây. Với những cây Bon sai, cây ăn trái lâu năm cần có tỷ lệ đất tự nhiên cao hơn, có thể chọn loại có tỷ lệ từ 40% – 70%.

Đất trộn sẵn sẽ dung hòa được 2 đặc điểm của “giá thể trộn sẵn” và “đất tự nhiên”. Đây cũng là ưu điểm của Đất trộn sẵn, nó sẽ cân đối giữa khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng với khả năng thông thoáng của đất.

Nó cũng không quá nặng như đất tự nhiên và có nhiều dinh dưỡng có sẵn trong đất hơn.

Đất tự nhiên đóng bao

Đây là loại đất được khai thác từ tự nhiên lớp đất mặt và thường được xử lý bằng cách ủ và xử lý các mầm bệnh cũng như bổ sung 1 số loại dinh dưỡng cần thiết cho đất trồng.

Loại đất này thường khá chặt, nặng, khi trồng cây thì rất khó thoát nước, ít không khí lưu thông, ít mùn, ít dinh dưỡng cho cây, … do đó khi trồng bạn cũng cần lưu ý bổ sung thêm mùn, các chất làm thông thoáng đất và trộn thêm phân trùn quế, phân bò hoặc các loại phân hữu cơ khác.

Đất hết chất dinh dưỡng (đất bạc màu)

Đây là hiện tượng rất phổ biến với cây trồng trong chậu. Tùy vào loại đất trồng sẽ quyết định đến thời gian bạc màu đất. Giá thể trộn sẵn thường chỉ có đủ dinh dưỡng cho 1 mùa vụ; đối với đất trộn thì có thể giữ được dinh dưỡng trong vòng 1 năm.

Ngoài ra, vì là những cây trồng trong chậu nên khối lượng đất trồng cây thường cũng sẽ bị hạn chế. Hầu như sẽ không được bổ sung dinh dưỡng hay khoáng chất ngoài tự nhiên.

Đất bị nén quá chặt

Sau 1 khoảng thời gian, đất sẽ ngày càng bị nén chặt xuống phía dưới. Khi đó, hiện tượng thiếu oxy sẽ sảy ra, bộ rễ không thể hút dinh dưỡng từ đất cho đất bị nén chặt.

Khi đất bị nén chặt, thường cũng là lúc đất đã bị mất hết chất dinh dưỡng.

Cách Cải tạo đất trồng cây trong chậu, cây bonsai

Bổ sung thêm phân hữu cơ thường xuyên

Đây là công việc người trông phải làm thường xuyên, bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ ít nhất là 1 tháng 1 lần.

Phân hữu cơ, phân chuồng ủ, điển hình là phân trùn quế, phân bò đã xử lý ủ vi sinh, giúp xử lý được cả 2 hiện tượng: đất thiếu dinh dưỡng và đất bị nén chặt.

Bởi trong phân bò có thành phần hữu cơ rất cao, có thể lên tới trên 50%, ngoài ra phân bò dưới dạng mùn, khi được trộn với đất sẽ giúp đất được tơi xốp hơn.

Bổ sung thêm chất mùn, chất tạo độ thông thoáng cho đất

Trường hợp đất trồng bị nén chặt, ngoài việc bổ sung thêm phân thì bạn cũng cần bổ sung thêm các thành phần vật liệu giúp đất thoáng khí hơn.

Những vật liệu cân nhắc bổ sung thêm gồm:

  • Xơ dừa
  • Vỏ trấu hun
  • Vỏ thông
  • Đá Trân châu
  • Đất nung
  • Đá Vơ ni

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất

Bài viết liên quan

Cây xì gà
“Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ
Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền
Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả
Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay
Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự
Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất
Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc
Cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng có mấy loại? Ý nghĩa và cách trồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *