Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo đơn giản tại nhà

Cây hương thảo là loài cây có rất nhiều công dụng đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta như đuổi muỗi, làm thực phẩm chế biến món ăn, thanh lọc không khí cũng như để làm cây cảnh phong thủy cho mỗi nhà. Để có thể tự trồng cây thì cùng tìm hiểu ngay bài viết cách trồng và chăm sóc cây hương thảo dưới đây nhé.

Cách trồng và chăm sóc cây hương thảo
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hương thảo

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hương thảo chi tiết

Cách trồng cây hương thảo

Bước đầu tiên trong quá trình trồng cây hương thảo là phải chọn cây giống tốt. Nên chọn những cây xanh tốt, sức sống cao và đã phát triển đầy đủ để lấy giống. Việc lấy giống từ những cây kém phát triển hay bị bệnh thì cây mới trồng dễ chết và chậm lớn. Nếu cảm thấy bản thân không có kinh nghiệm, bạn có thể đến những cửa hàng cây giống để mua cây con hoặc hạt giống cây hương thảo.

Khi lấy giống từ cây trưởng thành, bạn chỉ cần cắt một cành với chiều dài từ 5-10cm là đủ. Những chiếc lá ở khoảng 2.5cm dưới cành sẽ được cắt bỏ bởi phần này sẽ được trồng xuống đất. Nên cắt bỏ lá để rễ cây nhanh phát triển và tránh thối cây.

Cách chăm sóc cây hương thảo
Cách chăm sóc cây hương thảo

Do cây có bộ rễ khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt nên chọn đất trồng cây phải đảm bảo vừa tơi xốp, thoát nước vừa đủ ẩm để lá cây không bị xơ xác. Hỗn hợp đất sạch trồng cây hương thảo gồm: 2 phần tro trấu + 0,3 phần trấu sống + 0,3 phần xơ mùn dừa đã xứ lý vi sinh + 1 phần phân bò hoai mục + 1 muỗng canh nấm trichoderma, tất cả trộn đều rồi trồng cây trong chậu.

Đặt chậu trồng ở nơi mát mẻ, có bóng râm mát hoặc nơi có độ ẩm là phù hợp, nếu đặt ở chỗ nắng nóng thì lá sẽ bị cháy, teo dần, khô tinh dầu và cây sẽ chậm phát triển hoặc chết. Vị trí nên để cây ở nơi có ánh nắng vào buổi sáng sẽ giúp lá cây hương thảo xanh hơn. Cây hương thảo rất thích hợp trồng trong nhà, ở nhiệt độ phòng mát mẻ.

Ngoài cách trồng cây hương thảo trong chậu thông thường bạn cũng có thể trồng trên giá thể của vườn tường đứng bằng vải cùng với những loại rau và thảo mộc khác, vừa tiết kiệm diện tích lại sạch sẽ và tiện lợi.

>> Xem thêm: Tổng hợp 20 loại cây cảnh trong nhà được yêu thích hiện nay

Cách chăm sóc cây hương thảo

Cây hương thảo dễ trồng và phát triển tốt, nhưng không vì vậy mà bạn lại bỏ ngỏ việc chăm sóc cây hương thảo. Cũng như các loại cây khác, cây hương thảo cũng chịu tác động từ nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nước, dưỡng chất…Để chăm sóc cây hương thảo thật tốt, bạn nên chú ý tới những yếu tố trên.

  • Khí hậu: Hương thảo là loại cây xuất xứ ở vùng khí hậu ôn đới nhưng có thể chống chịu được với khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây hương thảo thích hợp với những vùng có  khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Bảo Lộc (Lâm Đồng)…Trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh nên đặt cây ở những nơi có bóng râm, dưới gốc cây to hay lưới lan có nắng 70%,…
  • Nhiệt độ: Cây hương thảo có biên độ nhiệt khá rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây phát triển tốt là từ 20 đến 30 độ C.
  • Ánh sáng: Cây hương thảo ưa sáng,bảo đảm chiếu sáng ít nhất là 4h/ngày và là ánh sáng nhẹ vào buổi sáng hoặc ánh nắng buổi sáng là tốt nhất. Nếu đặt chỗ nắng nóng trực tiếp với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là vào buổi trưa, lá cây sẽ bị cháy, teo dần, cây chậm phát triển và chết. Chính vì thế, nếu bạn đặt cây trên sân thượng cần chú ý che chắn giảm nhiệt khi thời tiết quá nắng nóng.
  • Độ ẩm: cây hương thảo ưa ẩm nhưng độ ẩm cũng vừa phải, nếu quá ẩm ướt nhất là vào mùa mưa cây có khả năng thối lá, thối rễ dẫn đến chết cây.
  • Đất trồngCây hương thảo thích hợp trồng trên đất sét có mùn pha cát, khả năng thoát nước tốt với độ pH khoảng 5.5 đến 8. Cây sinh trưởng  tốt trong điều kiện giá thể trồng có độ pH từ 6 đến 7. Đất càng có tính kiềm, cây hương thảo sẽ càng thơm. Nếu đất trồng cây có axit cao bạn hãy trộn thêm vào đất ít vôi để giảm axit trong đất.
  • Tưới nước: Cây hương thảo đặt ngoài trời hay ban công thì tưới trên lá bằng bình phun, thời gian thích hợp là từ 8 đến 9h sáng, nước vừa ướt chậu. Nếu trời nắng gắt, nhiệt độ cao bạn nên tưới thêm lần nữa vào buổi chiều cho chậu cây không bị khô.
  • Phân bón: sử dụng, phân Dynamic hoặc bón phân chuồng hoai, trung bình bạn nên 2 tháng bón 1 lần cho cây, mỗi lần bón vào gốc khoảng 200gr. Luân phiên bón thêm các loại NPK như 18-18-6, 20-20-15,30-10-10, 20-20-20, 15-5-20-3,5TE…trong suốt vòng đời của cây; thời gian bón 15-20 ngày/lần với liều lượng 1 thìa café/gốc, chăm chỉ bón phân cây sẽ có nhiều dưỡng chất để phát triển tốt.
  • Hàng tuần dùng thêm dung dịch kích thích ra lá B1 cho cây sử dụng kết hợp với thuốc trừ nấm sinh học như KasuminValydamicin,…bạn nên phun trên lá cây hương thảo lúc chiều mát hay sáng sớm sau khi tưới nước vừa khô ráo cây.
  • Thay chậu, cắt tỉa cây đúng định kì: Mỗi năm thay đất cho cây hương thảo 1 lần, nếu cây phát triển nhanh, cần thay chậu có diện tích rộng hơn để cây có đủ môi trường dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời, thường xuyên cắt tỉa giúp cây phát triển đẹp hơn, đồng thời giúp tạo hình cây theo ý muốn và kích thích sự ra hoa của cây hương thảo.

Nếu bạn đặt cây hương thảo trong nhà bạn cần hạn chế tưới nước và chỉ được tưới lên gốc cây, không nên tưới lên lá, lên ngọn cây. Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng và đem cây ra nắng khoảng 2 lần/tuần vào buổi sáng

*Lưu ý: Chậu cây hương thảo sau khi tưới phải thoát nước hết, không để nước bị ứ lại trong chậu cây.

Hướng dẫn cách trồng cây hương thảo
Hướng dẫn cách trồng cây hương thảo

Nguồn nước dùng để tưới cây hương thảo nên sử dụng nước mưa, nước giếng khoan, ao hồ, nếu bạn sử dụng nước máy nên đổ ra bình chứa để qua ngày rồi mới sử dụng. Vào mùa mưa bạn nên chuyển cây vào nơi thông thoáng trong nhà, mái hiên, bệ cửa sổ,…

Xem ngay video hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hương thảo dưới đây nhé:

Cách chăm sóc cây hương thảo

Phòng và chữa bệnh cho cây hương thảo

Cây ít gặp các bệnh về sâu hại nhưng hay bị thối lá hoặc thối rễ khi để cây ở môi trường quá ẩm ướt. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong quá trình trồng và chăm sóc cây hương thảo:

  • Bọ trĩ hay nhện đỏKhi phát hiện cây xuất hiện bọ trĩ hay nhện đỏ, bạn cần phun các loại khoáng đầu trâu theo liệu trình 3 ngày phun 1 lần, phun 3 lần trong một liệu trình để diệt tận gốc sâu bọ hại cho cây.
  • Sâu ăn lá, sâu cuốn lá: Thời tiết khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao. Đây là thời điểm thích hợp để sâu cuốn lá phát sinh. Dấu hiệu của bệnh là lá đột nhiên bị trắng bạc màu, lúc này bạn hãy dùng thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu như Secseigon, regent…Nếu để lâu, sâu cuốn lá xuất hiện thì hãy tiến hành phun thuốc xử lý bằng các loại thuốc như: Abamectin, Takumi, Secseigon hoặc Regen…
  • Rệp sáp: Rệp sáp thường sinh sản và phát triển nhiều trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúng gây hại chủ yếu trên thân và tán lá. Khi thấy rệp sáp xuất hiện, bạn có thể lựa chọn xử lý bằng các loại thuốc như: Suprathion, Marshal, Mospilan 3EC, Rago 650EC pha đúng liều và phun ướt đều hai mặt lá của cây.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hương thảo
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hương thảo

Một số nguyên nhân dẫn đến cây hương thảo bị chết

Trong quá trình trồng và chăm sóc cây hương thảo thì cũng có một số trường hợp dẫn đến cây hương thảo bị chết như:

  • Trồng trên giá thể có quá nhiều xơ dừa, đất tribat, tưới quá nhiều lá đen và rụng, rễ bị thối và chết.
  • Cây hương thảo bị khô, bị bỏ tưới nước trong thời gian quá lâu.
  • Độ ẩm gốc cây và ẩm độ không khí quá cao.
  • Đặt cây trong phòng kín, thiếu ánh sáng kết hợp với việc tưới lên lá, ngọn.
  • Bón phân bón gốc quá nhiều, bón sát gốc, bón vào trưa nắng; tưới phân bón lá quá đậm đặc, tưới vào trưa nắng.
  • Khi đặt cây ngoài trời, tiết trời quá nóng như hiện nay (trên 40oC);nên bề mặt đất bị khô nhưng lại vội tưới quá nhiều nước cho cây trong ngày. Điều này sẽ làm cây bị thối rễ và chết.
Hình dáng cây hương thảo
Hình dáng cây hương thảo

Với những chỉ dẫn về cách trồng và chăm sóc cây hương thảo như trên, bạn đã có thể tự tay trồng ngay vài chậu cây trong vườn nhà hoặc phòng ở để không gian sống luôn trong lành, thơm ngát. Còn chần chừ gì nữa mà không thực hiện ngay đi nào!

Bài viết liên quan

Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền
Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất
Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất
Cách sang chậu đơn giản tại nhà
7 Bước sang chậu cây đơn giản tại nhà bạn nên biết
[Nên Đọc] Bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *