Cây Tuyết Tùng – Công dụng, Ý nghĩa và Cách chăm Sóc

Cây Tuyết Tùng là một trong những cây yêu thích và được nhiều người lựa chọn để bàn cho nhà ở, văn phòng,…bởi những ý nghĩa phong thủy, công dụng và vẻ đẹp mỹ miều của nó đem lại. Qua bài viết này Xanh Bonsai sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây tuyết tùng ở bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm về cây tuyết tùng

Cây Tuyết Tùng có tên khoa học là Cedrus hay còn gọi là chi Thông Tuyết, là thực vật lá kim thuộc dòng họ Thông. Chúng có nguồn gốc xuất phát từ phía Tây dãy núi Himalaya và thuộc một trong những khu vực Địa Trung Hải, thường sống ở độ cao từ 1.500 – 3.200m ở dãy Himalaya và 1.000 – 2.200m ở khu vực Địa Trung Hải.

Cây tuyết tùng thuộc họ thân gỗ, thân cây cao từ 30 – 40m, cây ca lên tới 60m hoặc hơn. Các nhánh cây rộng và phẳng, chồi đa dạng với lá kim tạo thành hình xoắn ốc mở. Thông thường tuyết tùng đẹp và chịu lạnh tốt nên được sử dụng làm cây cảnh trang trí nhiều tại các vùng lạnh. Cách chăm sóc cây tuyết tùng cũng không cần quá cầu kỳ.

 Quả của cây Tuyết Tùng
Quả của cây Tuyết Tùng

Cây Tuyết Tùng có ra quả và có hình dáng thùng, quả của cây thường có chiều dài trung bình khoảng 5 – 10cm. Khi quả chín sẽ có màu nâu và tỏa một mùi vị đặc trưng của họ nhà cây Thông đó là mùi hăng. Tuy nhiên, đối với những loại cây nhỏ dùng để làm cảnh trang trí thì sẽ không có quả.

Công dụng cây tuyết tùng đối với đời sống

Đem lại cho sức khỏe: Cây tuyết tùng còn gắn liền với sức khỏe của mỗi người, khí thoát ra từ cây giúp thanh lọc không khí, giúp cân bằng cảm xúc, mang lại giấc ngủ ngon và thư thái hơn. Tinh dầu của cây Tuyết Tùng được dùng làm thuốc bôi ngoài da giúp ngăn ngừa và chữa các bệnh về da như viêm da, nấm da, vảy nến,.. giúp da bạn trở nên trẻ và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra cây giống như nhiều loại cây tùng khác thì cây Tùng Tuyết có chứa tinh dầu xua đuổi côn trùng.

Công dụng cây tuyết tùng trong đời sống
Công dụng cây tuyết tùng trong đời sống

Tinh dầu từ cây có khả năng đó là giải tỏa bớt đi căng thẳng, stress rất hiệu quả sau mỗi buổi làm việc. Từ đó sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và thư giãn hơn. ra, về tinh dầu của cây Tuyết Tùng còn có khả năng sát khuẩn cao và kháng viêm cao, vì thế mà chúng thường được dùng để chữa các bệnh viêm tiết niệu, viêm bàng quang… Hơn thế nữa tinh dầu của nó còn có khả năng chữa ho, đau xương khớp.

Trong các dịp lễ, đặc biệt là dịp giáng sinh (no-en) thì cây tuyết tùng giống như một cây thông mini thu nhỏ để trang trí cho nhà ở bạn trở nên có không khí nhộn nhịp hơn, bạn nên kết hợp kèm với một số phụ kiện trang trí xinh xắn cho cây để thêm sinh động nhé. Ngoài ra, cây có thể dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè để thể hiện sự ấm cúng, thân thiết bên nhau nhé.

[affegg id=221]

Ý nghĩa trong phong thủy cây tuyết tùng

Về ý nghĩa tâm linh: Cây tuyết tùng có thể xua đuổi ma quỷ, những ám khí xấu trong nhà do chúng luôn sợ cây này. Người xưa cho rằng quả cây tùng tuyết khi ăn có thể trường sinh bất lão, cây còn có thể hóa nhập biến thành các con vật. nếu trong giấc mơ có xuất hiện cây tuyết tùng thì bạn sẽ có những lý tưởng mới giúp bạn thành công trong công việc.

Thể hiện tình thương yêu: Sự trường tồn bất diệt của cây qua năm tháng còn thể hiện sự nhớ thương đến những người đã khuất, vì vậy cây thường được chọn để trồng ở bên cạnh những phần mộ của người thân trong gia đình. Không những thể hiện tâm lòng nhớ thương, cây tuyết tùng còn tượng trưng cho danh tiếng và công đức của tổ tiên.

Cây Tuyết Tùng
Cây Tuyết Tùng

Về ý nghĩa liêng thiêng: Thân cây còn dùng làm cửa ra vào của đền chùa và được xem là nơi trú ngụ của các thần linh và là thông đạo nối thông lên thượng giới.

Về ý nghĩa phong thủy trên gốm sứ: Biểu tượng của cây thường xuất hiện trên những đồ vật gốm sứ, tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc, may mắn, sức khỏe, giữ tiền giữ của cho người sở hữu nó. Và trở thành món quà vô cùng thích hợp để tặng và chúc thọ người già.

Cuối cùng, nó còn được gọi là nơi trú ngụ của các vị thần linh, là cầu nối giữa thế giới âm và dương, giúp các thành viên trong gia đình có thể kết nối được với nhau trong quá khứ.

Cây tuyết tùng hợp với mệnh nào? Tuổi gì?

Cùng với những loài Tùng khác như Tùng Thơm hay Tùng La Hán,… cây Tuyết Tùng rất hợp đối với những người thuộc mệnh Kim. Đặc biệt là tuổi thân ( tuổi con khỉ). Về mặt tâm linh, người ta tin rằng khi trồng cây tuyết tùng trong nhà sẽ giúp xua đuổi khí xấu, mang đến cho gia chủ những may mắn và thuận lợi trong công việc bên cạnh những tác dụng khác.

[affegg id=222]

Cách trồng cây tuyết tùng

  • Đất trồng: Về đất trồng hãy chọn những loại đất tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt vì cây không chịu được ngập úng. Bạn có thể chọn những loại đất mùn có độ pH cao để đạt độ kiềm cho cây.
  • Ánh sáng: Cây rất cần ánh sáng để lá phát triển luôn ở trạng thái tươi tốt. Vì vậy nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng chiếu vào và tránh để những nơi có độ ẩm cao và không có ánh sáng.
  • Nhiệt độ: Cây Tuyết Tùng thích nghi được nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên, cây ưa có nhiệt độ ấm áp và mát mẻ, nên đặt cây ra ánh sáng để cây quang hợp tốt giúp cây luôn phát triển.
  • Nước tưới: Vì cây không chịu được sự ngập úng nên hạn chế tưới nước cho cây. Vi thế tưới trung bình đều đặn cho cây khoảng 1 – 2 lần/tuần là đủ rồi.
Cách trồng cây tuyết tùng
Cách trồng cây tuyết tùng

Cách chăm sóc cây tuyết tùng luôn khỏe khoắn

Đặt chậu ở những nơi có đầy đủ ánh sáng như ban công, cửa sổ hay tại sân vườn nhà để cây quang hợp tốt. Dùng đất thấm nước tốt và có tính kiềm để trồng cây. Cây không chịu được khói, khí độc hại sẽ khiến cho lá non của cây bị héo rụi và bị đen lá mất đi vẻ đẹp của cây. Khi cắt tỉa cây nên lưu ý giữ phần ngọn của cây, nếu vô tình làm gãy nên chọn 1 cành khỏe bên cạnh để chống đỡ cho nó.

Cách chăm sóc cây tuyết tùng trong đời sống
Cách chăm sóc cây tuyết tùng trong đời sống

Trong quá trình chăm sóc cây có thể dùng bánh dầu (một loại bánh làm từ bã dầu sau khi ép lấy dầu) để làm phân bón gốc. Cây khi đang sinh trưởng có thể dùng phân bón bổ sung, vào mùa hè thì không cần nữa, chỉ cần luôn để cây có đủ ánh sáng và nhiệt độ ấm áp mát mẻ là cây phát triển tốt rồi. Cây Tuyết Tùng không sống tốt khi bị ngập nước, ngập úng. Vì vậy nên chọn những loại chậu có khả năng thoát nước tốt và hạn chế tưới nước cho cây.

Qua đây là bài viết về cây Tuyết TùngXanh Bonsai muốn chia sẻ đến bạn. Bạn có thể ghé thăm tại Blog chúng tôi để tìm hiểu nhiều loài cây khác nhé.

Cùng xem thêm những thắc mắc chung về loại cây này:

Cây Tuyết Tùng có dễ chăm sóc không ?

Bạn cần cung cấp đủ ánh sáng và lượng nước cho cây, tránh tình trạng ngập úng và khí độc để lá cây không bị héo.

Cây Tuyết Tùng hợp với mệnh nào?

Cây Tuyết Tùng hợp với những người mệnh kim.

Bài viết liên quan

Cây xì gà
“Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ
Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền
Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả
Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay
Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự
Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất
Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất
Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *