Cây cúc tần Ấn Độ – Đặc điểm, tác dụng cách trồng chăm sóc

Cây cúc tần Ấn Độ là loại cây dây mọc rũ xuống đang được yêu thích và ưa chuộng vào thời điểm hiện nay. Bởi khả năng chịu nắng tốt, khả năng sinh trưởng phát triển tốt, dễ dàng chăm sóc để đem lại không gian xanh cho nhà bạn. Để tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này thì hãy cùng với Xanh Bonsai tìm hiểu dưới đây nhé.

Cây cúc tần Ấn Độ là cây gì?

Cây cúc tần Ấn Độ hay còn gọi với cái tên là dây mành trúc, có tên khoa học là Vernonia elliptica, thuộc họ cúc và mọc theo dạng dây rũ xuống. Nguồn gốc xuất xứ được phát hiện ở tại Ấn Độ.

Đây là loài thực vật có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, quanh năm mỗi mùa đều luôn xanh tốt. Vì vậy, mà cây cúc tần Ấn Độ rất được nhiều người lựa chọn để trồng cho nhà ở bởi sự độc đáo, đẹp đẽ của nó và mang lại sự mát mẻ cho không gian nhà ở.

Cây dây leo cúc tần Ấn Độ
Cây dây leo cúc tần Ấn Độ

Đặc điểm cây cúc tần Ấn Độ

Thân cây là dạng dây leo thân gỗ nhỏ, màu xanh khi còn non và về già chuyển sang màu nâu. Thân cây mọc thành nhiều nhánh, thân mềm, dễ uống, mọc bụi và sóng rất lâu có thể dài đến 30cm. Ngoài ra, cây không mọc rễ phụ nên rất sạch sẽ khi trồng mà không sợ bị bẩn tường nên rất thích hợp để trồng ở ban công nhà ở.

Lá cây có dạng bầu nhọn về phía trước, màu xanh đậm, lá nhỏ dài khoảng 4.- 10cm. Lá cây mọc ra từ thân, rất xum xuê và xanh tốt nên vì thế mà rất khó để rụng lá.

Cây cúc tần Ấn Độ được làm hàng rào cho tường nhà
Cây cúc tần Ấn Độ được làm hàng rào cho tường nhà

Hoa cúc tần Ấn độ có kích thước rất nhỏ nhiều khi chúng ta khó thấy, mọc thành chùm rất xinh xắn và mỗi bông hoa có khoảng 5 cánh nhỏ.

Cây thường mọc rũ xuống phủ xanh hết các bề mặt xung quanh nên đây là lựa chọn thích hợp cho ban công, sân thượng nhà ở. Chắc hẳn bạn đang mê mẩn với sự độc đáo, vẻ đẹp của loại cây dây leo này đem phần không gian cho bạn đúng không.

Tác dụng của cây cúc tần Ấn Độ

Công dụng được nhiều người biết đến đầu tiên đó là khả năng che mưa, che nắng gió, làm giảm nhiệt độ nóng nảy từ bên ngoài rất nhiều. Đặc biệt trồng cây này không quá cầu kỳ, không bị rễ làm cho bản tường và rất dễ cắt tỉa.

Ngoài ra chúng có thể thiết kế làm hàng rào rất đẹp mắt. Hoặc thậm chí bạn có thể kế chúng trên mái vòm ở sân nhà tạo thành như một chiếc cổng bằng cây cối từ thiên nhiên mang đến.

Cây có thể trồng ở các địa điểm công cộng như các khu đô thị, công viên, vườn hoa để tăng thêm sự giảm tải ô nhiễm môi trường và góp phần tạo không gian xanh đẹp đẽ. Hoặc chúng có thể trồng để thiết kế ở những nơi như các quán cà phê, nhà hàng, biệt thự, khu chung cư… rất thích hợp để trồng loại cây này.

Chúng còn khả năng như các loài cây khác đó là giúp thanh lọc không khí rất tốt, giúp bạn hòa vào thiên nhiên tạo bầu không khí mát mẻ. Từ đó giúp mọi người được thư giãn, thoải mái hơn.

Cây cúc tần ấn độ thích hợp thiết kế nhà ở
Cây cúc tần ấn độ thích hợp thiết kế nhà ở

Ý nghĩa phong thủy của cây cúc tần Ấn Độ

Bên cạnh việc làm đẹp ra, cây cúc tần Ấn Độ còn mang mang đến ý nghĩa phong thủy theo mặt tích cực. Với lá cây màu xanh luôn tươi tốt, phát triển mạnh, mọc xum xuê thành nhiều nhánh khác nhau thể hiện rằng sự lạc quan, tích cực, vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra cây còn biểu tượng cho sự may mắn, niềm tin và sức sống mãnh liệt.

>> Xem thêm: 20+ mẫu cây hợp phong thủy hút tài lộc cho gia chủ

Cây cúc tần Ấn Độ hợp mệnh gì?

Cây vốn dĩ đã mang ý nghĩa phong thủy tốt, còn tốt hơn nếu những người đó có mệnh hợp với loài cây này sẽ đem đến hơn nhiều ý nghĩa tuyệt vời khác. Hai mệnh hợp nhất với cây cúc tần Ấn Độ là mệnh Mộc và mệnh Thổ, những ai có mang hai mệnh này thì đây là giống cây rất thích hợp để trồng làm cảnh, trang trí cho nhà ở để giúp mang về sự may mắn, tài lộc và cá sự vươn lên trong đời sống.

Cây cúc tần Ấn Độ thiết kế theo hàng rào
Cây cúc tần Ấn Độ thiết kế theo hàng rào

Cách nhân giống cây cúc tần Ấn Độ

Cây sinh trưởng rất tốt và dễ dàng nên việc nhận giống rất giản, chỉ cần áp dụng phương pháp giâm cành chúng dưới đây nhé:

Cắt một đoạn dây cúc tần Ấn Độ dài khoảng 30 – 50cm. Sau đó nhúng một đầu của đoạn cắt đó vào dung dịch kích thích rễ N3m khoảng 10 – 15 phút. Tiếp đến để ráo chúng rồi bắt đầu cho chúng xuống đất. Chọn những nơi có bóng râm, mát mẻ vì đây là điều kiện chúng phát triển tốt nhất.

>> Xem thêm: Top 15 cây trong nhà dễ sống, dễ chăm sóc

Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ

Vốn dĩ là cây sinh trưởng và phát triển tốt nên việc trồng chúng ở đâu cũng có thể thích nghi được. Nhưng cần lưu ý một số điều kiện dưới đây để cây có  thể cho ra chất lượng tốt nhất nhé:

  • Đất trồng: cây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, rất dễ sống. Nhưng để cây phát triển tốt nhất nên chọn những loại đất dinh dưỡng trộn với phân hữu cơ để trồng.
  • Phân bón: để cây sinh trưởng tốt bạn nên cung cấp với phân hữu cơ cho chúng khoảng 1 lần/tháng, hoặc có thể trộn với phân NPK để bón cho cây.
  • Ánh sáng: cây thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau cho dù nắng nóng, nhưng để cho cây điều kiện tốt nhất thì bạn nên đặt cây ở những nơi có bóng râm thì cây sẽ sinh trưởng mạnh.
  • Nước tưới: nhu cầu cung cấp nước của cây ở mức trung bình. Khi mới trồng, muốn cây phát triển nhanh lớn thì tối thiểu bạn nên tưới khoảng 1 – 2 lần/ngày cho cây. Khi cây đã trưởng thành thì bạn có thể tưới tùy theo mức độ thời tiết khô hay ẩm ướt.
  • Nhiệt độ: đây là một loại cây có thể thích nghi với hầu như mọi điều kiện nhiệt độ khác nhau thì cây vẫn sinh trưởng cho ra lá luôn xanh tươi.
  • Độ ẩm: cây thuộc loại cây ưa ẩm, tuy nhiên thì cây cũng có thể thích nghi được với khí hậu hanh khô.
  • Vị trí trồng cây: muốn cho cây rũ xuống tạo nên một thiết kế đẹp và độc đáo thì nên chọn những vị trí cao. Trồng cây ở trong chậu ở trên sân thượng, ban công để cây rũ dài xuống xuống giúp che trực tiếp ánh nắng chiếu vào nhà, giảm được khí độc và tạo cho bạn không gian trong lành hơn.
  • Ngừa sâu bệnh: cây ít bị tấn công bởi sâu bệnh. Vì thế, bạn chỉ cần cắt bỏ đi những lá vàng, tỉa bớt cho cây để gọn gàng nhằm tăng lại độ thẩm mỹ hơn cho cây. Tuy nhiên, cây hay bị vàng lá ở giai đoạn mới trồng nguyên nhân là do thừa hoặc thiếu nước. Trong vòng 1 tháng đầu mới trồng cây thì bạn nên chú ý đến mức độ tưới nước sao cho hợp lý với cây.
Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ
Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ có giá bao nhiêu?

Về giá cây tham khảo tại nhiều nơi thì cây cúc tần Ấn độ sẽ có giá dao đọng khoảng 25.000đ – 50.000đ một cây. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo tại nó có thể thay đổi giá tùy theo cửa hàng, đặc điểm và kích thước của mỗi cây.

Qua bài viết này thì Xanh Bonsai mong rằng đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về loài cây cây cúc tần Ấn Độ này. Cám ơn đã theo dõi bài viết !

Các câu hỏi thường gặp ở cây cúc tần Ấn Độ:

Cây cúc tần Ấn Độ mua ở đâu và giá cả ra sao?

Địa điểm bán cây cúc tần Ấn Độ được phân bố rộng hầu như ở các tỉnh trên toàn quốc, nên việc bạn chọn cây ở địa điểm lớn như Hà Nội hay Thành phố HCM đều không phải vấn đề khó khăn. Giá của cây cúc tần Ấn Độ dao động khoảng 25.000đ – 50.000đ tùy vào đặc điểm, kích thước và khu vực bán.

Nguyên nhân thường gây đến cây cúc tần Ấn Độ bị vàng lá?

Nguyên nhân là từ việc cây bị thừa hoặc thiếu nước. Vì vậy, trong vòng 1 tháng khi trồng thì bạn nên lưu ý… Xem thêm

Cây cúc tần Ấn Độ có độc không?

Cây có hàm lượng độc tố rất thấp, nhưng nếu vô tình ăn phải thì cũng có thể dẫn đến tình trạng nặng nhất là nôn và ngứa ngáy. Để đảm bảo cho trẻ em nhỏ trong nhà nên chọn những khu vực cao để trồng tránh tiếp xúc em nhỏ đụng vào.

Bài viết liên quan

Cây xì gà
“Cây xì gà” – nguyên liệu đặc biệt tạo nên những điếu xì gà Cuba đắt đỏ
Ý nghĩa phong thuỷ của cây kim tiền
Những dụng cụ trồng rau hoa ban công, sân thượng hiệu quả
Những hình thức tưới tự động phổ biến hiên nay
Top những cây cảnh nội thất cảnh quan cho nhà phố, biệt thự
Cách cải tạo đất bạc màu trồng cây trong chậu đơn giản, hiệu quả nhất
Cách trồng và chăm sóc cây Hạnh Phúc chuẩn nhất
Lan Hồ Điệp Trắng: Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *